ThS. Nguyễn Đình Hoàng
Trưởng phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học
Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học là đơn vị nghiệp vụ có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, tổ chức và quản lý các vấn đề thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế của Trường. Hiện, Phòng có 09 viên chức (06 nữ; 03 nam); trong đó có 07 thạc sỹ, 02 cử nhân, với cơ cấu lãnh đạo gồm Trưởng phòng và 02 Phó Trưởng phòng.
Trong những năm qua, Phòng luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo Trường; sự phối kết hợp chặt chẽ của các khoa, phòng trong thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng và đoàn kết của viên chức Phòng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Bên cạnh những thuận lợi, Phòng cũng gặp không ít khó khăn do thường xuyên có sự thay đổi về nhân sự của Phòng; khối lượng công việc được giao ngày càng nhiều; năng lực công tác của các viên chức chưa thật đồng đều... Mặc dù vậy, tập thể viên chức phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học luôn phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất, chia sẻ, giúp đỡ, động viên nhau, không ngừng học tập, nâng cao trình độ, cố gắng phấn đấu nên Phòng đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể: trong tổng kết đánh giá công tác hằng năm, Phòng luôn nhận được danh hiệu hoàn thành tốt nhiệm vụ; trong đó có nhiều năm Phòng đạt danh hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố tặng Bằng khen. Chất lượng tham mưu và tổ chức triển khai công việc của Phòng ngày càng mang tính chuyên nghiệp, đảm bảo yêu cầu đặt ra; qua đó, góp phần vào việc thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị của Trường.
Trong giai đoạn mới, để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, tập thể viên chức của Phòng cần nỗ lực tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, thường xuyên quan tâm đến công tác tư tưởng nhằm xây dựng đơn vị đoàn kết, thống nhất, tập trung cao vào việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn; tăng cường trách nhiệm với công việc, gắn trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm tập thể; đổi mới phương pháp làm việc. Xây dựng cơ chế hoạt động giữa các thành viên trong Phòng trên cơ sở thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định của trường và đảm bào tính chuyên môn hóa, mỗi viên chức thực hiện tham mưu cho lãnh đạo phòng theo phạm vi công việc được phân công, đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác; đồng thời, linh hoạt xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo tính khách quan, hiệu quả. Phát huy tinh thần dân chủ, đảm bảo đúng nguyên tắc trong công việc, nhất là trong xây dựng, đề xuất các phương án tham mưu lãnh đạo trường về công tác đào tạo, bồi dưỡng, công tác nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, chú trọng, chủ động đổi mới thực hiện công tác chuyên môn, cụ thể:
(1) Nâng cao chất lượng công tác tham mưu về đào tạo, bồi dưỡng. Việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện khai giảng, bế giảng các lớp đúng quy định. Tiến trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy, học tập được xây dựng đảm bảo về chất lượng và tiến độ. Hàng năm, Phòng chủ động tham mưu và trực tiếp triển khai tổ chức và quản lý các loại hình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của thực tiễn hiện nay. Chú trọng công tác quản lý học viên; tăng cường công tác chủ nhiệm lớp. Chuyên nghiệp hóa hoạt động chiêu sinh, tổ chức mở lớp; công tác quản lý hồ sơ trong và sau đào tạo; công tác báo cáo về đào tạo, bồi dưỡng.
(2) Chủ động tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ các cấp; xây dựng, tổ chức các cuộc kiểm tra tiến độ thực hiện và nghiệm thu nhiệm vụ theo quy định. Tham mưu xây dựng, biên tập và phát hành cuốn Thông tin Lý luận - Thực tiễn hàng kỳ đảm bảo chất lượng. Tham mưu xây dựng chương trình và tổ chức biên soạn, thẩm định các loại tài liệu cho các lớp theo phân cấp. Tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức có hiệu quả các hội thảo, tọa đàm khoa học, gắn với hoạt động chuyên môn của Nhà trường.
(3) Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch đi nghiên cứu thực tế cho học viên các lớp theo đúng chương trình học tập.
Tham mưu lãnh đạo Trường và hướng dẫn thủ tục đối với hoạt động đi thực tế của các đơn vị, cán bộ, giảng viên nhà trường, đảm bảo các nội dung đi thực tế gắn liền với hoạt động quản lý và hoạt động chuyên môn của các cán bộ, giảng viên.
(4) Chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch thao giảng, dự giờ hàng năm và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên.
Thứ ba, tăng cường có hiệu quả sự phối hợp giữa phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học với các khoa, phòng; sự phối hợp giữa chủ nhiệm lớp với các giảng viên lên lớp trong hoạt động quản lý học viên; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Đồng thời, mở rộng giao lưu với các phòng cùng chức năng, nhiệm vụ của các trường chính trị bạn nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý, tham mưu trong hoạt động quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học; qua đó, thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
Thứ tư, tích cực tham gia xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh; thực hiện tốt quy định, quy chế, nội quy của Trường. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, thường xuyên quan tâm đến kỷ luật phát ngôn, nhất là trong giao tiếp với học viên và cán bộ, đảng viên đến liên hệ công tác.
Bên cạnh đó, lãnh đạo phòng cùng Tổ công đoàn không ngừng quan tâm đảm bảo lợi ích chính đáng; điều kiện và môi trường làm việc cho từng viên chức của Phòng.
Tiếp bước truyền thống 70 năm xây dựng và trưởng thành của Nhà trường, trong đó có sự đóng góp của nhiều thế hệ viên chức Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học qua các thời kỳ; trong thời gian tới, đội ngũ viên chức của Phòng tiếp tục đoàn kết, nêu cao ý thức trách nhiệm, nỗ lực, chủ động, sáng tạo trong từng công việc được giao nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Phòng với phương châm “Đổi mới, chủ động và chuyên nghiệp”, góp phần vào thực hiện thắng lợi mọi mặt của Nhà trường./.